Trong quá trình mang thai sẽ có rất nhiều người xảy ra hiện tượng chảy máu cam, điều này khiến cho các chị em phụ nữ phải hoang mang và lo lắng. Vậy thực tế bà bầu chảy máu cam có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ lý giải được thắc mắc này nhé.
1. Nguyên nhân gây chảy máu cam trong thời gian phụ nữ mang thai là gì?
-
Do nhiều yếu tố từ bên ngoài môi trường
Thai phụ có khả năng cao bị chảy máu mũi khi bị nhiễm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay một số vấn đề khiến màng mũi trở nên khô hơn như trời lạnh, nhiệt độ máy lạnh thấp, cabin máy bay và các môi trường có không khí khô. Khi người mẹ có vấn đề về sức khỏe như huyết áp tăng, rối loạn đông máu cũng có thể gây nên hiện tượng chảy máu cam.
Tác động của môi trường sống khiến mẹ bầu chảy máu cam
-
Sự thay đổi từ trong toàn bộ cơ thể
Khi mẹ bầu mang thai thì các mạch máu sẽ dần được mở rộng và lượng máu được cung cấp sẽ tăng gây áp lực cho các mạch máu khiến chúng dễ bị vỡ hơn. Đây chính là lời giải thích cho việc tại sao lại xảy ra chuyện mẹ bầu chảy máu cam khi mang thai.
-
Một số biến đổi của nội tiết tố trong cơ thể
Trong quá trình em bé phát triển sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ, điều này khiến cho màng nhầy tại mũi bị sưng lên dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Đây chính là lý do làm cho mũi của mẹ bầu chảy máu dễ dàng hơn.
2. Khi bà bầu chảy máu cam có nguy hiểm không?
Bà bầu bị chảy máu mũi có nguy hiểm không luôn là câu hỏi được tìm kiếm và đặt ra rất nhiều. Chảy máu mũi khi mang thai hầu như không gây hại cho sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ băng huyết sau khi sinh. Nếu tình trạng này kéo dài trong ba tháng cuối bạn sẽ phải sinh mổ, do đó hãy đến khám bác sĩ để đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ và con.
3. Cách xử lý khi bà bầu bị chảy máu mũi mà chúng ta cần biết
Cách xử lý nhanh chóng khi bà bầu bị chảy máu mũi
Sau đây là một số mẹo vặt được mọi người thường xuyên áp dụng để xử lý nhanh tình trạng chảy máu mũi:
- Bạn hãy ngồi xuống, nghiêng về phía trước để máu còn đọng có thể chảy ra khỏi mũi và ngăn chúng chảy ngược lại vào trong họng hay dạ dày. Nếu cảm thấy chóng mặt bạn nên nằm xuống và nghỉ ngơi lập tức.
- Lấy ngón tay cái và ngón trỏ của bạn kẹp chặt phía trên cánh mũi sau đó hãy thực hiện hít thở bằng miệng.
- Sử dụng túi đá chườm lạnh đặt lên sống mũi giúp các mạch máu hẹp lại và làm chậm quá trình chảy máu.
4. Biện pháp khắc phục tình trạng mẹ bầu bị chảy máu cam
-
Bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu
Một số chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai
Theo các bác sĩ để ngăn ngừa chảy máu cam trong thai kỳ người mẹ nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng một cách phù hợp nhất. Sau đây là một số chất không thể thiếu khi mang thai:
- Bổ sung vitamin C: để tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh gây chảy máu cần bổ sung đầy đủ rau xanh, cam, quýt, ớt chuông, bông cải xanh,….
- Vitamin K: để giúp máu đông nhanh hơn thông qua các loại rau có lá xanh đậm như hành lá, dưa leo, bắp cải,…
- Sắt: bù đắp lượng máu bị thiếu khi mang thai, do đó một số thực phẩm chứa sắt không thể bỏ qua như thịt bò, ngũ cốc, hải sản,….
- Kali: giúp giảm nguy cơ thiếu nước, tránh khô mũi, kali có trong chuối, bơ, cà chua.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tránh ăn những đồ cay nóng, dầu mỡ và các chất gây kích thích như bia, rượu.
-
Chế độ sinh hoạt khoa học
Để có thể phòng ngừa được hiện trạng chảy máu cam và giúp bé phát triển một cách toàn diện về mọi mặt thì mẹ nên thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học. Một số thói quen tốt hằng ngày cần được thiết lập như:
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho mũi, tránh bị khô rát.
- Giữ môi trường xung quanh luôn có một độ ẩm nhất định, đặc biệt là trong mùa đông hanh khô.
- Không lạm dụng hay sử dụng các loại thuốc xịt mũi, giảm đau khi chưa có sự đồng của bác sĩ chuyên khoa.
- Hít thở nhẹ nhàng tránh tác động mạnh đến mũi.
- Tránh xa đồ ăn không lành mạnh như đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Kết luận
Sau khi đọc xong bài viết này có thể kết luận rằng câu hỏi bà bầu chảy máu cam có nguy hiểm không là hoàn toàn không vấn đề gì nhưng vẫn cần phải quan tâm và sát sao đến nó. Hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bé nhé!