Một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh là trường hợp bé hay bị đói. Dạ dày em bé còn nhỏ nên em bé cần được ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ chắc không khỏi thắc mắc làm sao biết bé đang đói để cho bé bú kịp thời hoặc cho bé ăn dặm. Hãy cùng tìm hiểu ngay các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang đói nhé!
1. Bé khóc, miệng, lưỡi ngọ nguậy là dấu hiệu cho thấy bé đói
Khóc là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy bé bị đói, nhưng đó không phải là dấu hiệu đầu tiên mà là dấu hiệu cuối cùng. Khi bé bắt đầu cảm thấy đói, bé sẽ có biểu hiện như sau:
- Liếm môi
- Mút hoặc liếm bàn tay, ngón tay, quần áo
- Miệng mở đóng thường xuyên
- Thè lưỡi
- Quay đầu tìm kiếm (Đây là phản xạ tìm ti mẹ. Những tuần đầu sau sinh, khi bạn chạm vào má của bé, bé sẽ ngay lập tức quay đầu sang má bị chạm)
- Cuối cùng là quấy khóc khi nhận ra bé vẫn chưa được bú hoặc ăn
2. những cử chỉ thu hút sự chú ý là dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói
- Cố gắng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách kéo quần áo
- Dúi đầu vào ngực người bế
- Huơ tay và chân liên tục
- Quấy khóc, mè nheo
- Cựa quậy liên tục
- Tỉnh giấc khi đang ngủ, sau đó ngủ thiếp đi rất nhanh
- Rên rỉ, lầm bầm, măm măm đôi môi
- Bấu hoặc đập vào cánh tay, ngực của người bế
- Cử động mắt (Nếu mẹ thấy mắt của bé chuyển động nhanh mà mắt vẫn nhắm hờ thì đó lúc mẹ nên cho bé bú hoặc ăn thêm)
- Nếu bé vẫn còn muốn bú ti mẹ sau khi đã bú hết sữa thì đây là dấu hiệu bé vẫn còn đói
- Thậm chí, nếu bé hơn 4 tháng, bé có thể mỉm cười khi mẹ đang cho bé bú. Điều này có nghĩa là bé thích và muốn mẹ tiếp tục làm điều này nữa đó!
3. Dấu hiệu cuối cùng cho thấy bé đói
- Bé quay đầu liên tục và lặp lại các dấu hiệu trên nhiều lần
- Khóc là dấu hiệu cuối cùng cho thấy bé đang đói
Vì thế mẹ hãy quan sát các dấu hiệu bé bắt đầu đói để cho bé bú hoặc ăn kịp thời nhé!
Khi em bé đã được 6 tháng tuổi, cũng là khi bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn dặm, mẹ có thể giúp bé nhận biết cơn đói và khi đã no bằng cách cho bé ngồi vào Ghế Ăn Dặm khi tới bữa.
Bé sẽ biết việc ngồi vào ghế là đã tới bữa ăn và thưởng thức bữa ăn một cách vui vẻ, chủ động. Điều này sẽ giúp bé có tư thế ngồi ăn đúng đắn và thói quen ăn uống khoa học, giúp bé phát triển thể chất về sau này. Đặc biệt hơn là mẹ sẽ rất nhàn trong việc cho bé ăn khi đến bữa nữa đó!