Massage cho bé có vô vàn lợi ích và nhiều nghiên cứu khoa học khuyến khích ba mẹ hãy thường xuyên massage cho bé để bé được thư giãn và giúp bé cảm thấy đang được yêu thương hơn. Hãy cùng điều cần biết tìm hiểu chi tiết về cách massage cho bé nhé
1. Lợi ích của việc massage cho trẻ sơ sinh
Massage rất tốt cho bé sơ sinh, lợi ích của việc massage đã được các nhà khoa học khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học. Massage giúp ba mẹ gắn kết hơn với bé, đồng thời giúp bé thư giãn ăn ngoan, và ngủ ngon hơn.
Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy massage giúp bé có nhịp thở đều đặn nhẹ nhàng hơn, thúc đẩy kích thích sự tăng trưởng, xây dựng bộ não của bé thêm hoàn thiện, nâng cao sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé, giúp bé thư giãn, không mệt mỏi, giảm nhanh đau bụng, táo bón…
Massage không chỉ đem lại cảm giác hạnh phúc cho bé, mà còn cải thiện chứng trầm cảm và giảm căng thẳng cho mẹ. Điều này cũng giúp ba mẹ gắn bó tình cảm và dễ dàng hiểu được tín hiệu biểu đạt của bé hơn.
Với làn da non nớt, cơ thể chưa cứng cáp sẽ dẫn đến việc có rất nhiều vấn để ở trẻ sơ sinh. Nếu ba mẹ học cách chăm sóc bé khoa học hơn, tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như rèn luyện thói quen massage cho bé sẽ giúp bé yêu của mình có được nhiều lợi ích, phát triển toàn diện hơn.
2. Các bước massage cho bé
Bước 1: TÌM KIẾM SỰ CHO PHÉP. Hãy thử lấy một ít dầu trong lòng bàn tay và xoa nhẹ lên bụng và sau tai của bé và quan sát. Nếu em bé không chịu được xúc động hoặc càu nhàu và khóc khi xoa bóp, thì có lẽ chưa phải là thời điểm thích hợp. Nếu em bé có dấu hiệu tích cực và có vẻ ổn với những gì ba mẹ đang làm, thì ba mẹ có thể tiến hành massage.
Bước 2: MASSAGE CHÂN. Bắt đầu xoa bóp lòng bàn chân của bé. Dùng ngón tay cái xoa bóp từ gót chân đến ngón chân. Sau đó, dùng lòng bàn tay vuốt ve phần dưới và đầu bàn chân của em bé. Từ từ, tạo vòng tròn bằng ngón tay cái của ba mẹ khắp phần dưới của mỗi bàn chân và sau đó đến các ngón chân. Không kéo bất kỳ ngón chân nào giống như cách massage chân cho người lớn. Thay vào đó, hãy xoa bóp nhẹ từng ngón chân cho đến đầu ngón chân. Nâng chân bé lên rồi nhẹ nhàng vuốt từ chân lên đến đùi. Có thể xoa bóp cả hai chân cùng một lúc nếu bé bình tĩnh và thư giãn.
Bước 3: MASSAGE TAY. Sau khi chân đã được xoa bóp, nên xoa bóp cánh tay. Hình thức xoa bóp khá giống với chân. Nắm tay em bé và vuốt tròn trên lòng bàn tay. Từ từ thực hiện các động tác vuốt nhỏ trên các ngón tay của em bé, hướng về đầu các ngón tay.
Bước 4: MASSAGE VAI. Thực hiện các động tác vuốt nhẹ song song từ vai trái và phải về phía ngực của em bé. Sau đó, đặt tay trở lại vai. Lặp lại chuyển động một cách nhẹ nhàng. Tiếp theo, đặt cả hai tay của mình ở giữa ngực của bé và xoa ra ngoài từ cơ thể về phía bên.
Bước 5: MASSAGE MẶT. Nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ của ba mẹ tạo hình vòng tròn nhỏ trên mặt bé, bắt đầu từ trung tâm của trán và từ từ vuốt ve sang hai bên của khuôn mặt bé. Từ trán, ba mẹ chuyển tới má, mũi, cằm của bé. Massage tai bằng cách dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái của ba mẹ day nhẹ tai bé từ phía dưới lên vành tai trên.
Bước 6: MASSAGE ĐẦU. Đối với em bé dưới 4 tháng, ba mẹ tuyệt đối không nên chạm tới điểm mềm trên đầu bé (thóp). Khi bé trên 4 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể chủ động kiểm soát được đầu và cổ của mình, ba mẹ có thể massage một cách nhẹ nhàng bằng cách dùng ngón tay trỏ tạo hình vòng tròn nhỏ trên đầu bé.
Bước 7: MASSAGE LƯNG. Động tác này giúp xương sống của bé trở nên cứng cáp hơn. Đặt bé nằm sấp với hai tay ở phía trước chứ không phải ở hai bên. Đặt hai bàn tay lên lưng bé, xoa nhịp nhàng lên xuống theo chiều ngược nhau. Xoa từ lưng xuống mông bé, sau đó xoa dần lên vai rồi xoa xuống dưới 1 lần nữa.
Và ba mẹ lưu ý đặt bé nằm trong tư thế thoải mái, trên nôi em bé hay cũi cho bé mà bé cảm thấy an toàn, để từ đó giúp bé tận hưởng trọn vẹn lợi ích từ việc massage mang lại cho bé nhé