Việc bé đang ngủ tự nhiên khóc không chỉ làm ngắt quãng giấc ngủ của con mà còn khiến cả gia đình mệt mỏi thậm chí là stress vì phải thức dỗ dành bé cả đêm. Chính vì vậy, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên để có cách khắc phục kịp thời. Hãy cùng dieucanbiet.net tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có đáng lo không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc trẻ không ngủ ngon giấc, trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể vì nhiều nguyên nhân gây nên. Hiện tượng này được đánh giá chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng em bé đang ngủ khóc thét diễn ra thường xuyên và liên tục lặp đi lặp lại có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng đến bé
- Giảm phát triển tư duy trí tuệ, khả năng nhận thức và học tập của con.
- Hoocmon tăng trưởng bị sụt giảm, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
- Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Gây ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa.
- Tăng áp lực máu não. Huyết áp cao.
- Gia tăng áp lực lên tim dẫn đến tim đập nhanh, không đảm bảo sức khỏe cho bé trong tương lai.
Ảnh hưởng đến mẹ
- Stress, mẹ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao.
- Mất sữa do stress và sức khỏe suy kiệt do thường xuyên phải thức đêm chăm con.
2. Vì sao trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên
Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho hiện tượng trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Chúng được xem phản ứng của trẻ trước những khó chịu về thể chất.
2.1. Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên vì bị giật mình
Cơ thể sẽ tự động hình thành phản xạ giật mình để bảo vệ bé trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Như tiếng ồn từ bên ngoài hoặc trên tivi, điện thoại,… Khi đó, con sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, sợ hãi. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh.
2.2. Em bé đang ngủ khóc thét vì đói hoặc tã bỉm bị ướt
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên cứ 2 đến 3 tiếng con sẽ cần ăn một lần kể cả đêm hay ngày. Vì lượng dinh dưỡng được nạp vào thường xuyên nên sẽ bị vệ sinh liên tục. Nhiều bé tỏ ra nhạy cảm với việc tã bỉm bị ướt. Bé đang ngủ tự nhiên khó là phản ứng của con biểu hiện ra bên ngoài. Vì vậy, mẹ cần lưu ý cho con ăn đúng bữa và nhớ kiểm tra tã cho con thường xuyên nhé.
2.3. Trẻ bị nóng quá hoặc lạnh quá
Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến bé khiến khó chịu, không sâu giấc, con dễ choàng tỉnh và khóc thét lên.
2.4. Hoạt động quá nhiều và con ngủ không đúng giờ
Nếu ban ngày mẹ để trẻ hoạt động, vui chơi quá mức hoặc ngủ không đúng giờ. Hệ thần kinh yếu ớt của trẻ khi đó sẽ bị kích thích khiến não bộ luôn trong trạng thái hưng phấn. Nên khi ngủ đêm con trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên và không dỗ dành được.
2.5. Trẻ đòi bế
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu rời xa bụng mẹ. Việc con đã đang quen với cảm giác an toàn, được bao bọc. Việc đột ngột thay đổi môi trường sống khiến con chưa kịp thích nghi và có phần sợ hãi. Lúc này còn cần được vỗ về và cảm nhận nhiệt độ từ cơ thể mẹ để tạo cảm giác an tâm khi ngủ.
2.6. Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do thiếu chất
Theo nhiều nghiên cứu, bé 2 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể là do thiếu canxi. Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trường hợp này, bé sẽ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
3. Mẹo khắc phục trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên
Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét lên mà mẹ có thể áp dụng những mẹo khắc phục tình trạng cho đúng cách.
Hãy tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ: Kết quả của một nghiên cứu ngắn có sự tham gia của 405 bà mẹ đang có con ở giai đoạn từ 7 – 36 tháng tuổi cho thấy trẻ sơ sinh có thói quen tốt có thể chìm vào giấc ngủ nhanh, sâu giấc hơn và ít khóc vào ban đêm. Do đó, cách giúp hạn chế việc bé đang ngủ tự nhiên khóc đó là rèn thói quen ngủ buổi tối cho bé ngay từ nhỏ.
Sử dụng nôi em bé để tránh thói quen bế ngủ: Khi cho bé cưng đi ngủ, bố mẹ hãy vỗ về cho đến khi bé buồn ngủ. Khi bé sắp ngủ hãy đặt con vào nôi, để những nhịp ru đều của chiếc nôi đưa bé cưng của bạn vào giấc ngủ. Hạn chế việc để bé chìm vào giấc ngủ trên tay.
Bởi điều này lâu dần sẽ hình thành thói quen. Con sẽ không chịu ngủ nếu không được ẵm bồng và dỗ dành. Đặc biệt là khi bé thức vào lúc nửa đêm. Phương pháp này sẽ hơi khó khăn trong vài đêm đầu tiên vì khi đặt xuống con sẽ choàng tỉnh dậy và khóc thét. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nản lòng mà hãy kiên nhẫn dỗ bé lại từ đầu nhé. Thông thường, tình trạng này sẽ được cải thiện vào ngày thứ 3 hoặc 4.
Nuôi con thật sự không phải là điều dễ dàng đối với các bậc ba mẹ. Đặc biệt với những gia đình lần đầu sinh con. Với những thông tin trên đây Nuoidaycon hy vọng một phần nào sẽ giúp công việc chăm con của mẹ hằng đêm sẽ không còn nan giải, con ngủ ngoan và ngon giấc hơn