Những cơn hoảng hốt ở trẻ thường xuất hiện khi bé mới chào đời

Nhiều trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt, quấy khóc khi ngủ khiến ba mẹ lo lắng. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Dieucanbiet tìm hiểu về tình trạng này và có những giải pháp phù hợp giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

1. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay giật mình

Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến ở trẻ. Cơn hoảng hốt khi ngủ thường xảy ra ở trẻ từ 1 đến 8 tuổi. Xuất hiện vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm.

Biểu hiện giật mình ở trẻ sơ sinh là:

  • Trẻ đột nhiên tỉnh giấc, ngồi dậy hoặc vùng vẫy, la hét khóc lóc sau khi đã ngủ được vài giờ.
  • Trẻ có biểu lộ sợ hãi, căng thẳng, bồn chồn. Mắt trẻ mở to nhưng dường như vẫn đang thiếp đi ngủ. Mẹ không thể dỗ dành hoặc đánh thức cho trẻ tỉnh ngủ hẳn.
  • Các cơn hoảng hốt thường kéo dài từ 10 – 15 phút. Sau đó trẻ sẽ ngủ thiếp đi. Lúc dậy sẽ không nhớ gì về cơn hoảng hốt đã qua.
Những cơn hoảng hốt ở trẻ thường xuất hiện khi bé mới chào đời

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị giật mình, khóc thét khi đang ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý hoặc sinh lý. Trong đó, các nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý cần được đặc biệt lưu tâm.

2.1. Nguyên nhân sinh lý, môi trường tác động

Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời. Cũng giống như phản xạ tìm bú, tìm hơi mẹ,… phản xạ này có tên gọi là Mori, là đặc trưng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì sau khi ra đời, bé chưa kịp làm quen với môi trường bên ngoài nên có thể tự tạo ra phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước các nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây là một phản xạ sinh lý bình thường và hoàn toàn vô hại. Phản xạ này sẽ chấm dứt khi trẻ được 3 – 6 tháng tuổi.

Khi trẻ sơ sinh cảm thấy bất an, hồi hộp, lo sợ hay có cảm giác không được an toàn, mơ thấy ác mộng cũng sẽ bị giật mình khi ngủ. Ngoài ra, các tiếng ồn lớn cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt.

Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt có thể do phản xạ tự nhiên hoặc do tác động từ môi trường

2.2. Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý

Bên cạnh các tác nhân vật lý vô hại, trẻ sơ sinh bị giật mình hoảng hốt do nguyên nhân bệnh lý cần được theo dõi kỹ.

  • Trào ngược dạ dày: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt
  • Thiếu canxi dẫn tới tình trạng trẻ còi xương, hay rướn người và giật mình khi ngủ
  • Trẻ bị ốm: Bé bị giật mình khi ngủ có thể là biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng,…
  • Một số trẻ mắc bệnh về tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,… cũng dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ
  • Hệ thần kinh trung ương của trẻ bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương, rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt.

>> Xem thêm:  5 dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức

3. Mẹo cho bé ngủ ngon hơn

Trẻ sơ sinh hay giật mình phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau để giúp con yêu ngủ ngon giấc:

3.1. Cho bé ngủ ở không gian yên tĩnh

Những tiếng động lớn, đột ngột chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt. Vì thế mẹ cần tạo cho bé một không gian ngủ thật yên tĩnh, tránh các tiếng ồn quá lớn từ bên ngoài làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Môi trường thoáng khí, dễ chịu, không gian yên tĩnh cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Nên để trẻ sơ sinh ngủ ở phòng cách xa tiếng ồn từ xe cộ, động vật, tiếng tivi,… Không nói chuyện to, di chuyển phát ra âm thanh khi bé đang ngủ. Nhiệt độ trong phòng phải vừa đủ, không quá nóng hay quá lạnh bởi đó cũng là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, mất ngủ.

3.2. Đặt bé xuống giường, nôi cũi khi đã ngủ say

Không nên bồng bế bé ngủ trên tay bởi như vậy sẽ tạo một thói quen xấu cho trẻ. Bé sẽ quen hơi, lệ thuộc vào mẹ hơn và không chịu ngủ nếu không được bế. Nên đặt bé xuống giường hoặc nôi cũi khi bé đã thiu thiu ngủ, tránh bé bị giật mình tỉnh giấc.

Mẹ nên rèn cho con thói quen tự ngủ càng sớm càng tốt. Điều này giúp bé tự ý thức được việc ngủ của mình, mẹ chăm sóc bé cũng nhàn hơn. Mẹ có thể lựa chọn dòng sản phẩm nôi em bé Chilux với thiết kế tiện ích, có thể chuyển đổi thành giường, cũi chơi tiện dụng.

Nôi cũi em bé giúp bé ngủ ngon hơn

3.3. Cho bé ăn no

Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt, quấy khóc cũng có thể do bé đói, bú mẹ chưa đủ no. Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ, không chứa được nhiều thức ăn nên nhanh no và cũng nhanh đói. Mẹ cần điều chỉnh và cho con bú đủ lượng sữa trước khi bé ngủ.

3.4. Giữ bé ở gần cơ thể mẹ

Trước khi để bé tự ngủ, mẹ nên ôm và giữ con ở gần trong khoảng vài giây rồi mới đặt con xuống đệm. Khi bé đã ngủ sâu giấc, từ từ tách bé khỏi mẹ và để bé tự ngủ. Bé được ôm trong vòng tay sẽ sẽ cảm thấy an toàn hơn, dễ ngủ và không bị giật mình tỉnh giấc.

3.5. Quấn khăn cho bé

Mẹ có thể tham khảo cách gấp khăn làm gối cho trẻ sơ sinh để tạo cho bé cảm giác an toàn, thoải mái giống như đang ở trong bụng mẹ. Có khăn đỡ xung quanh, trẻ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn, tránh được các cơn giật mình hoảng hốt.

Trên đây là những kiến thức về tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt. Về cơ bản, trẻ có hiện tượng này không quá lo lắng. Hãy áp dụng những giải pháp phù hợp để giúp bé được ngủ ngon hơn. Ngoài ra, Dieucanbiet khuyên ba mẹ cũng cần quan sát kỹ lưỡng những triệu chứng nguy hiểm để có thể điều trị kịp thời.

>>Tham khảo thêm: Các dấu hiệu cho thấy em bé sơ sinh đang đói

BÀI TRƯỚC5 dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức bố mẹ dễ dàng nhận thấy nhất
BÀI KẾ TIẾPLưu ý gì khi tìm lớp học cho bé chuẩn bị vào lớp 1?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here